DeFi là gì? Tổng quan tiềm năng & rủi ro khi đầu tư vào DeFi

Từ giữ năm 2019, các giải pháp DeFi đã nổi lên như những lựa chọn thay thế cho hệ sinh thái ngân hàng truyền thống. Nhiều giải pháp của DeFi rất mới lạ và có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn thị trường tài chính tập trung. Tuy nhiên, nhiều NĐT ở VN còn xa lạ với DeFi.

Bài viết này muốn giới thiệu một số trường hợp sử dụng và ví dụ thực tế của DeFi để các NĐT có những thông tin mới nhất và hữu ích nhất về nền tảng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp các NĐT tìm được những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong thị trường DeFi.

Định nghĩa DeFi và CeFi

DeFi là gì ?


DeFi được viết tắt của từ Decentralised Finance, hay tạm dịch là Tài chính phi tập trung. DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain để tạo nên môi trường giao dịch được coi là hệ thống thị trường, tổ chức hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Ở đó nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tài chính mà không phải chịu bất kỳ sự chi phối từ tổ chức chính phủ hay bên thứ 3..

Cụ thể hơn, thuật ngữ tài chính phi tập trung đề cập đến một phong trào mới có mục tiêu tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở, không cần sự cho phép, có tính minh bạch, dành cho tất cả mọi người và hoạt động mà không dựa vào bất kỳ một cơ quan tập trung nào. Người dùng sẽ duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P), và ứng dụng phi tập trung (dapps).

Defi là gì

DeFi là gì?

Các dịch vụ/sản phẩm tài chính mà DeFi cung cấp rất đa dạng, bao gồm từ tài sản kỹ thuật số có thể đại diện hoặc không đại diện cho các tài sản thực, cho đến các hợp đồng tài chính thông minh có thể mô phỏng các sản phẩm phái sinh hiện hữu trong thị trường tài chính truyền thống.

CeFi là gì?

CeFi là từ viết tắt của Centralized Finance có nghĩa là Tài chính tập trung.

Trong CeFi, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra và giám sát tất cả mọi thứ, cho nên người dùng cần phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc mà họ đề ra, đặc biệt là không được phép thực hiện các hoạt động vượt ngoài khung pháp lý, nếu không bạn sẽ bị phạt rất nặng.

Các hình thức của CeFi:
Các hoạt động của CeFi đều được thực hiện bởi một bên thứ 3 boa gồm như: vay, chuyển nọ lương, chuyển khoản, giao dịch, thanh toán hóa đơn,…

Các hình thức của CeFiCác hình thức của CeFi (Nguồn: Coin 98)

Các hoạt động trong CeFi:

Ưu điểm của CeFi:

  • Dễ tiếp cận tới người dùng
  • Luôn có sự bảo vệ bởi thể chế và pháp luật

Một số hạn chế mà người dùng thường gặp ở CeFi như:

  • Luôn phải xin phép khi thực hiện bất kì hành động nào. Đây chính là hạn chế rất lớn của của CeFi tới tính tập trung quyền lực.
  • Tính minh bạch khi thực hiện
  • Chi trả chi phí cao
  • Phải thông qua bước trung gian là bên thứ 3

Các dự án CeFi trong Crypto:

  • Các sàn giao dịch tập trung như: Coinbase, Binance
  • Các hình thức Leanding &Borrowing: Nexo, Celsius
  • Các đồng StableCoin 1.0: USDT, PAX, HUSD.

Bản chất của DeFi

Bản chất của DeFi đều được thừa hưởng từ tính chất của Blockchian cụ thể như sau:

  • Tính phi tập trung
  • Sự tự do
  • Tính rõ ràng, minh bạch
  • Không cần ủy thác bởi bất kì ai

Smart Contract của Blockchain sẽ đảm nhận vai trò là bên trung gian thứ 3 của DeFi
Blockchain Smartcontract của DeFiBlockchain Smart Contract của DeFi (Nguồn: Coin98)

Defi coin là gì? Tiêu chí chọn DeFi coin tiềm năng

DeFi coin được hiểu là đồng coin/token của dự án DeFi. tổng hợp 5 tiêu chí để lựa chọn DeFi coin tiềm năng như sau:

  • Giúp người dùng có những trải nghiệm tốt và đáp ứng được những nhu cầu cá nhân của họ.
  • Dự án được hình thành và triển khai theo phân khúc thiết yếu phòng trường hợp nếu nó không phát triển theo trend
  • DeFi hiện tại là thị trường điện tử đang phát triển khá giống với thị trường tài chính truyền thống. Do đó, đội ngũ phía sau dự án DeFi cần phải là những người giàu có kinh nghiệm và hiểu được cách điều hướng của thị trường nhằm xử lý được những rủi ro tạm thời.
  • Dự án DeFi cần phải được rót vốn bởi các nhà đầu tư lớn, uy tín và mang tính chất lâu dài.
  • Khả năng bảo mật, lưu trữ và mở rộng tốt của Blockchain luôn là phiên bản mới.

Tiềm năng của DeFi 2022

Nhắc tới dự án DeFi, chúng ta thường nghe tới số liệu TVL quen thuộc đi kèm.
TVL là tên viết tắt Tiếng Anh của Total Value Locked có nghĩa là tổng lượng tài sản bị khóa trên DeFi.
Ví dụ:
Số liệu TVLSố liệu ngày 03 tháng 07 năm 2021
Số liệu TVLSố liệu ngày 30 tháng 01 năm 2022

Nhìn vào sự thay đổi qua 1 năm chúng ta đã thấy, TVL của DeFi đã tăng trưởng rất nhanh cụ thể là gần $85B. Lý do khiến TVL có thể tăng nhanh như vậy có thể là vì người dùng hiện tại đã dần hiểu hơn về DeFi, hiểu được cách thức hoạt động, biết cách lựa chọn DeFi coin tiềm năng để ngày một hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn.

Tại sao DeFi lại quan trọng? DeFi khác gì với tài chính truyền thống

DeFi là mạng lưới của các Dapp và Smart Contract được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum. Có thể giúp bạn tự do chủ động quản lý, kiểm soát được tài sản của mình như giao dịch, cho vay, đầu tư,…
DeFi được xem là quy mô tài chính đi ngược với kiểu tài chính truyền thống (Centralized Finance – CeFi). Trong CeFi, các tổ chức tài chính, công ty và thị trường tài chính sẽ luôn tồn tại, được xem là trung gian có quyền lực điều khiển, quản lý, đầu tư tài sản của bạn (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính).
DeFi hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống và quy định nên một môi trường công bằng hơn thông qua việc giao dịch minh bạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *